Đầu nguồn Sông Tương

Phần thượng nguồn hệ thống sông Tương có hai nhánh lớn là nhánh phía Tây và nhánh phía Đông. Hai nhánh này hợp lưu tại phía tây quận Linh Lăng.

Nhánh phía Tây, theo truyền thống được coi là đầu nguồn của sông Tương. Nó bắt nguồn từ ngọn núi gần thôn Thạch Trụ, hương Bạch Thạch, huyện Hưng An, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc thuộc dãy núi Hải Dương và sau đó chảy qua địa phận tỉnh Hồ Nam đổ vào hồ Động Đình.

Đoạn dòng chảy từ đầu nguồn này có tên là sông Hải Dương (海洋河). Tại Bộc Phụ Đầu trong huyện Đông An, Vĩnh Châu thì chảy theo hướng bắc, sau đó nhận thêm nước từ các sông: Tử Thủy, Thạch Kỳ Hà, Tiêu Thủy, Ứng Thủy, Kỳ ThủyBạch Thủy. Như là dòng chính truyền thống, nhánh phía tây bị nghi vấn rộng khắp tỉnh Hồ Nam theo Điều tra nguồn nước Trung Quốc năm 2011.[1]

Nhánh phía Đông cho tới nay được gọi là sông Tiêu. Con sông này bắt nguồn từ đỉnh Dã Cẩu (野狗岭), hương dân tộc Dao Tử Lương (từ 31/12/2016 là hương dân tộc Dao Tương Giang Nguyên), huyện Lam Sơn, địa cấp thị Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam.

Trong năm 2011 Cục Thủy lợi tỉnh Hồ Nam lần đầu tiên tiến hành điều tra mối quan hệ giữa dòng chính và các chi lưu của hệ thống sông Tương. Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Nam Kinh đã tính toán chính xác các dữ liệu liên quan tới con sông này, như chiều dài sông, diện tích lưu vực và lưu lượng bình quân nhiều năm của các chi lưu chính phía trên Bình Đảo (đảo trên sông tại Vĩnh Châu) trên sông Tương. Theo các kết quả được công bố thì dòng chính trước Linh Lăng là sông Tiêu, hay đầu nguồn sông Tương phải là đầu nguồn sông Tiêu chứ không phải tại Hưng An như truyền thống công nhận.

Sau khi xác định lại, sông Tương có chiều dài tổng cộng 948 km và diện tích lưu vực 94.721 km2.[2][3]

Từ Linh Lăng tới Tương Âm về cơ bản sông chảy theo hướng tây nam - đông bắc.

Tại Hành Dương sông Tương nhận thêm nước từ Chưng ThủyLỗi Thủy. Tại huyện Hành Sơn nhận nước từ Mễ Thủy. Tại Lục Khẩu nhận nước từ Lục Thủy. Tại Tương Đàm nhận nước từ Liên Thuỷ. Tại thành phố Trường Sa thì nhận thêm nước từ Lưu Dương HàLao Lực Hà; tại Tân Khang của quận Vọng Thành nhận thêm nước từ Duy Thủy (沩水). Đến Hào Hà Khẩu ở huyện Tương Âm thì Tương Giang phân thành hai dòng cùng đổ vào hồ Động Đình.